Tin tức / Tin khoa học công nghệ
Làm chòi phao tránh lũ
Ngày đăng: 02/11/2016
Đây là sáng kiến của người dân xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) khi nằm ở nơi “rốn lũ” của tỉnh.

  

Chòi phao tránh lũ cứu người dân Quảng Bình

Được biết, từ năm 2010, do chưa có kinh nghiệm và kinh phí, bà con chỉ làm những chòi nhỏ có đáy và vách bằng ván gỗ hoặc bằng tôn ghép lại, mái bằng tôn. Điểm mấu chốt của loại chòi này là gọn nhẹ và dưới đáy phía ngoài có gắn những thùng phuy sắt, nhựa kín hoặc các vật liệu nổi để đủ sức nâng chòi trong đó chứa đồ đạc sinh hoạt và người nổi trên nước. Ở phía ngoài hai bên chòi được cố định bằng 2 cây tre, gỗ cắm xuống đất hoặc dây neo để chòi giữ thăng bằng và không bị trôi dạt. Cứ như thế, nước lũ lên chừng nào thì chòi nổi lên theo đó.

Khi lũ đổ về, người dân chuyển đồ đạc, lương thảo và vật dụng sinh hoạt thiết yếu lên chòi rồi tất cả các thành viên gia đình cùng lên đó trú ngụ, bắt đầu những ngày sống chung với lũ mà không phải lo lắng chạy lũ lên núi trong mưa gió, đói rét nữa. Nhờ đặc điểm nước nơi đây dâng cao nhưng không chảy xiết, nên cho mô hình này phát huy tác dụng. Thấy hiệu quả, người dân thay vì làm chòi đã nâng cấp thành những ngôi nhà tương đương nhà chính đang ở. Một nhà phao rộng chừng 15 - 20 m2, chi phí tầm 20 - 30 triệu đồng.

Năm 2012, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hóa Hồ Thị Hồng tìm tòi, nghiên cứu thêm để hoàn thiện những điểm thiết kế của loại nhà này, phổ biến rộng rãi cho người dân. Từ đó cho đến nay, số lượng nhà phao tại xã Tân Hóa ngày càng tăng lên. Hiện toàn xã có 319 nhà phao, số lượng khoảng 50% tổng hộ dân.

T.M

Nguồn: Monre
Các tin khác