Tin tức / Tin khoa học công nghệ
Khai thác tiềm năng gió ngoài khơi của châu Á
Ngày đăng: 08/09/2023
Hiện nay các quốc gia châu Á đang thu hút sự chú ý của các nhà phát triển và đầu tư điện gió ngoài khơi bởi khu vực này được cho là có đầy đủ tiềm năng để phát triển năng lượng gió đáng kể trong thập kỷ tới.

Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (IREA) ước tính đến năm 2050, châu Á sẽ dẫn đầu thế giới về năng lượng gió và sẽ chiếm hơn 60% tổng công suất gió ngoài khơi được lắp đặt trên toàn cầu. Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu kỳ vọng thị trường ngoài khơi châu Á sẽ lắp đặt gần 100 gigawatt (GW) công suất gió ngoài khơi vào năm 2030.

Tận dụng bờ biển dài

Khi Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, Trung Quốc đang liên tục tìm kiếm phương án thay thế năng lượng hạt nhân sau thảm họa Fukushima năm 2011, Chính phủ các quốc gia này đang xem xét và khai phá tiềm năng gió ngoài khơi xung quanh bờ biển Thái Bình Dương.

Nhật Bản có đường bờ biển dài thứ bảy trên thế giới và đang nỗ lực xây dựng 10 GW năng lượng gió ngoài khơi vào năm 2030. Đài Bắc, Trung Quốc đã phê duyệt hơn 5,7 GW dự án gió ngoài khơi.

Trên khắp Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, Trung Quốc, 40 GW dự án gió ngoài khơi đã được lên kế hoạch trong 10 năm tới.

Chính sách ưu đãi hỗ trợ dự án

Chính phủ các nước đang nỗ lực đảm bảo chính sách khuyến khích phát triển năng lượng gió ngoài khơi. Vào cuối năm 2017, Chính phủ Nhật Bản đã thay đổi Luật Cảng và Hàng hải để cho phép các nhà phát triển trang trại gió ngoài khơi chiếm giữ các khu vực trong lãnh hải Nhật Bản gần các bến cảng hiện có. Điều này dẫn đến sự phát triển của trang trại gió ngoài khơi thương mại quy mô lớn đầu tiên gần các cảng Akita và Noshiro. Bao gồm tổng cộng 34 tuabin gió được lắp đặt trên nền móng đơn, cộng với các trạm biến áp trên bờ liên quan, hai cụm này sẽ có tổng công suất là 145 megawatt (MW).

Ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược năng lượng tái tạo) với mục tiêu rõ ràng: Tăng tỷ trọng điện năng từ năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng điện quốc gia từ khoảng 35% năm 2015 lên khoảng 38% vào năm 2020; đạt khoảng 32% vào năm 2030 và khoảng 43% vào năm 2050. Chính phủ cũng ban hành nhiều cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện gió, sinh khối, chất thải rắn, điện mặt trời.

Trên khắp khu vực châu Á, các chính phủ đang nỗ lực đảm bảo chính sách khuyến khích phát triển điện gió ngoài khơi. Nguồn ảnh: ADB

Vượt qua thách thức của ngành

Các nhóm thiết kế kết cấu, địa kỹ thuật và hàng hải của Arup ở Tokyo, London và Hồng Kông, Trung Quốc đã hợp tác trong các dự án Akita-Noshiro, trong đó có sự chấp thuận đầu tiên của cơ quan kiểm tra căn cứ theo luật định của địa phương và quốc gia sở tại. Cho đến thời điểm đó, Nhật Bản chưa có hướng dẫn thiết kế hoặc kinh nghiệm phê duyệt trước cho móng tuabin gió ngoài khơi.

Kể từ đó, Nhật Bản đã đưa ra nhiều điều luật khách quan hơn cho phép phát triển xa hơn trong vùng biển quốc tế. Mặc dù những thách thức liên quan đến địa chấn và vùng nước sâu vẫn còn tồn tại ở cả Nhật Bản và Đài Bắc, nhưng Trung Quốc đang được khắc phục thông qua mô hình tương tác đất/kết cấu tiên tiến và phát triển các giải pháp sáng tạo.

Mặc dù các nguyên tắc thiết kế tua-bin gió ngoài khơi đang phổ biến trong các dự án/trang trại điện gió trên thế giới, điều kiện tự nhiên ở vùng biển châu Á đòi hỏi kiến ​​thức chuyên môn cụ thể gắn liền với địa phương cũng như kinh nghiệm về các quy định của địa phương. Ví dụ, các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc nằm gần Vành đai lửa Thái Bình Dương và giáp ranh với Thái Bình Dương, nên khi tiến hành khai thác năng lượng điện gió ở vùng biển này, các dự án luôn có những yêu cầu nhất định về nền tảng địa chấn, sức gió và sóng.

Hỗ trợ tài chính và cơ sở hạ tầng

Hiện nay các ngân hàng, nhà đầu tư và các tổ chức đã thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến các dự án năng lượng tái tạo trên toàn khu vực và cộng đồng đầu tư ở châu Á. Singapore, với tư cách là một trung tâm đầu tư khu vực, có thể thu hút thêm kiến ​​thức chuyên môn từ nhiều đối tác tài chính đa dạng, từ các ngân hàng phát triển đa phương đến các công ty tư nhân. Một ví dụ là, Clime Capital có trụ sở tại Singapore, nơi quản lý các khoản đầu tư vào năng lượng sạch hiện đang hỗ trợ một nghiên cứu có tính khả thi cao nhằm phát triển 3 GW năng lượng gió ngoài khơi ở Philippines. Các quỹ đầu tư cũng có thể hỗ trợ các dự án riêng lẻ với tư cách là nhà đầu tư chủ chốt bên cạnh nhà thầu chính. Tất cả điều này làm tăng thêm khả năng tài chính, phân tán gánh nặng ra ngoài khu vực công và cho phép các nhà tài trợ vốn cổ phần tái chế vốn của họ.

Chuyên gia về trang trại gió Đan Mạch Orsted đang tìm cách phát triển một số dự án gió ngoài khơi có công suất vài gigawatt tại Việt Nam vào năm 2030. Trong khi đó, đối tác cơ sở hạ tầng Copenhagen, Nexif Energy có trụ sở tại Singapore và các công ty khác cũng tham gia vào lĩnh vực này. Hệ sinh thái gió ngoài khơi đang phát triển ở châu Á cũng có thể mang lại lợi ích cho Đông Nam Á.

Ví dụ, các cảng ở miền nam Đài Loan có thể hỗ trợ các tua-bin được lắp đặt ngoài khơi phía bắc Philippines, cách đó chưa đầy 250 km. Đông Nam Á cũng có nhiều nhà thầu hàng hải chuyên nghiệp, có thể thích ứng với việc lắp đặt và bảo trì tua-bin, đồng thời, cơ sở hạ tầng cảng hiện đại sẽ rất quan trọng đối với các yêu cầu bảo trì liên tục. Hiện nay đã có một số doanh nghiệp hàng hải hàng đầu của Singapore đầu tư vào tàu gió ngoài khơi và các thiết bị điện liên quan.

Mỗi dự án năng lượng đều khác nhau và tất cả đều phức tạp. Nhưng tinh thần kinh doanh của châu Á, khả năng tiếp cận tài chính và quy mô cơ hội là nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi năng lượng. Với các điều kiện phù hợp, ngành điện gió ngoài khơi có thể giúp châu Á vạch ra lộ trình hướng tới một tương lai ít carbon.

Linh Giang

Các tin khác