Tin tức / Tin hoạt động các địa phương
Miền núi Nghệ An ứng phó với BĐKH
Ngày đăng: 28/09/2016
Theo đánh giá của Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Nghệ An, ước tính, mỗi năm các huyện miền núi của Nghệ An thiệt hại hàng trăm tỷ đồng do thiên tai gây ra.

 
Sản xuất lúa theo phương pháp cải tiến SRI ở Tân Kỳ - Nghệ An

Thiệt hại lớn bởi vùng đồng bào miền núi Nghệ An chiếm 40% dân số toàn tỉnh, cuộc sống của người dân chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, nhận thức về BĐKH còn ít nên khả năng ứng phó với BĐKH thấp.

Do vậy, để ứng phó hiệu quả với BĐKH, ông Vi Lưu Bình - Phó Giám đốc Sở NN & PTNT cho rằng, một trong những giải pháp quan trọng là cần tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ thiên tai hôm nay là do BĐKH, nó đã và đang tác động đến sự sống của con người hàng ngày, hàng giờ. 

Đồng thời làm tốt công tác sắp xếp bố trí lại khu dân cư những nơi đặc biệt khó khăn về đất trồng trọt, chăn nuôi, thiếu nước sinh hoạt, dễ bị sạt lở, lũ ống, lũ quét...Bên cạnh đó, cần có chính sách phát triển và liên kết hỗ trợ giữa các ngành kinh tế, các cấp để thống nhất quản lý và kiểm soát thiên tai do thời tiết khí hậu biến đổi gây nên.

Được biết, hiện nay, một số địa phương miền núi cũng đã bắt đầu chủ động sử dụng các biện pháp để ứng phó với BĐKH. Tiêu biểu là việc xây dựng các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng. Các mô hình này có sự kết hợp khoa học giữa trồng cây lâm nghiệp với cây nông nghiệp, giữa cây trồng và vật nuôi, nhằm đa dạng sản phẩm, đảm bảo lương thực; duy trì thảm thực vật, giảm xói mòn, rửa trôi bề mặt đất; bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, ở vùng miền núi Nghệ An còn có những mô hình sản xuất đối phó với BĐKH mà các địa phương đã áp dụng hiệu quả trong những năm qua như: mô hình canh tác lúa cải tiến (SRI); mô hình bón phân viên nén dúi sâu cho lúa nước; mô hình chăn nuôi lợn, gà an toàn có sử dụng đệm lót sinh học; mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng; mô hình nuôi cá lồng trên sông, lòng hồ...

T.Bình

Nguồn: Monre
Các tin khác