Tin tức / Tin hoạt động các địa phương
Lợi ích kép từ rừng ngập mặn
Ngày đăng: 24/09/2013
Bà Trần Thị Hoa, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển và Phát triển Cộng đồng, cho biết một nghiên cứu cho thấy phần trăm thu nhập ở một xã từ rừng ngập mặn nằm trong khoảng từ 35 – 50%. Thậm chí một xã ở huyện Cần Giờ lên đến 60 – 70%. Như vậy, có thể kỳ vọng, việc quản lý tốt rừng ngập mặn vừa giúp ứng phó hiệu quả với BĐKH vừa tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Các nghiên cứu cho thấy, bảo tồn rừng ngập mặn có giá trị to lớn về nhiều mặt trước sự đe dọa của biến đổi khí hậu, giúp giảm thiểu tới 50% năng lượng tác động của sóng biển, ngăn ngừa nước biển dâng cao, góp phần quan trọng bảo vệ dân cư cũng như hạ tầng cơ sở ven biển.

 Theo Viện Điều tra Quy hoạch Rừng – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam vào khoảng 200.000 ha, đứng khoảng thứ 2 hoặc thứ 4 các nước có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất toàn cầu. Mục tiêu chủ yếu của rừng ngập mặn là phòng hộ cho hệ thống đê điều, cho đời sống người dân, sản xuất thủy hải sản..

 Tuy nhiên, diện tích rừng ngập mặn đang suy giảm do nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến nạn phá rừng ngập mặn và đắp bờ kè làm đầm nuôi trồng thủy sản; gió bão, sóng biển tàn phá rừng gây sụt lở; khai thác quá mức gỗ, củi rừng ngập mặn và tài nguyên thiên nhiên khác; ô nhiễm môi trường; và chính sách. Quản lý chưa phù biến đổi khí hậu làm giảm diện tích các vùng đất ngập mặn cũng khiến diện tích rừng giảm.

“Biến đổi khí hậu đang đe dọa rất mạnh mẽ, rất lớn đến rừng ngập mặn. Điển hình là khoảng 20 năm trước ở tỉnh Bến Tre chỉ có một số xã bị nhiễm mặn thì nay chỉ có một số xã không bị nhiễm mặn”, ông Dựng cho biết.

Lợi ích của rừng ngập mặn đã rõ. Nhiều tỉnh thành đã chú trọng, bảo vệ, tăng diện tích rừng ngập mặn để bảo vệ đê, đời sống người dân và phục vụ nhu cầu nuôi trồng thủy sản, như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định…

Gần đây Việt Nam cũng đã có những chương trình thực hiện rà soát diện tích rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu. Mục tiêu đến năm 2030 sẽ trồng khoảng 30.000 ha, và tầm nhìn đến năm 2050 trồng 250.000 ha để làm sao trở về con số diện tích rừng ngập mặn của năm 1982.

 Bảo Minh

 

Các tin khác