Tin tức / Tin bảo vệ tầng ô - dôn
Tất cả các quốc gia bao gồm Mỹ sẽ phê chuẩn thỏa thuận khí hậu năm 2016
Ngày đăng: 15/07/2018
Tất cả các quốc gia bao gồm Mỹ và Ấn Độ chắc chắn sẽ phê chuẩn một thỏa thuận khí hậu quan trọng trong năm 2016 trong việc chống lại biến đổi khí hậu, Trưởng ban Môi trường Liên hợp quốc Erik Solheim nói.

Khoảng 200 quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Mỹ và Trung Quốc, đã ký một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý tại thủ đô Rwandan, Kigali vào năm 2016 sau các cuộc đàm phán gay gắt về cắt giảm lượng khí hydrofluorocarbons, hay còn được gọi là HFCs, có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu gấp hàng nghìn lần cacbon dioxit. Thỏa thuận này, chính thức được gọi là Bản Sửa đổi, Bổ sung Kigali của Nghị định thư Montreal, hiện đang mở để phê chuẩn và tính đến nay, đã có 35 quốc gia phê chuẩn.

"Bản Sửa đổi, Bổ sung Kigali của Nghị định thư Montreal chắc chắn sẽ được tất cả các quốc gia phê chuẩn", Solheim nói với PTI trong một cuộc phỏng vấn ở đây. Tuyên bố của Giám đốc Điều hành Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) được nêu lên trong bối cảnh lo ngại về các hành động của chính quyền Donald Trump.

Chính quyền Trump đã rút khỏi thỏa thuận chính về biến đổi khí hậu Paris, hiệp ước mang tính bước ngoặt để cắt giảm lượng khí thải carbon, vào tháng 6/2017.

Cả hai thỏa thuận của Paris và Kigali đều được ký kết trong nhiệm kỳ tổng thống của Barack Obama.

Tổng giám đốc UNEP cho biết, "Hoa Kỳ sẽ phê chuẩn Bản Sửa đổi, Bổ sung Kigali của Nghị định thư Montreal bởi nó nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp Mỹ "và Tổng thống Trump sẽ lắng nghe ngành công nghiệp.

Bản Sửa đổi, Bổ sung Kigali của Nghị định thư Montreal sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2019. Tuy nhiên, những thành viên quan trọng bao gồm Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn chưa phê chuẩn thỏa thuận này.

"Chúng tôi đánh giá rất tích cực về số lượng các bang đã phê chuẩn bởi vì nó đang diễn ra khá nhanh so với các hiệp ước khác."

"Ấn Độ hiện nay sẽ phê chuẩn, đồng thời Mỹ cũng cho thấy các tín hiệu khả quan vì những lợi ích rõ rang đối với nền công nghiệp làm lạnh. Sự thỏa thuận đem lại lợi ích cho môi trường” Solheim nói.

Giám đốc UNEP, hiện đang thăm Ấn Độ, cho biết ông chắc chắn rằng Ấn Độ - thành viên chính hiệp ước, sẽ phê chuẩn nó. Ông nói ông sẽ có cuộc đối thoại với chính quyên Ấn Độ về vấn đề này.

Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn đã được 197 quốc gia tham gia  dự kiến ​​sẽ ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu lên đến 0,5 độ C vào cuối thế kỷ, đồng thời tiếp tục những nỗ lực bảo vệ tầng ô-dôn.

Theo điều chỉnh, các nước phát triển sẽ cắt giảm sử dụng HFC đầu tiên, tiếp theo là Trung Quốc, Ấn Độ và chín quốc gia khác của Nam và Tây Á. Nhìn chung, Bản Sửa đổi, Bổ sung Kigali của Nghị định thư Montreal này dự kiến ​​sẽ giảm lượng HFC sử dụng tới 85% vào năm 2045.

"Việc cắt giảm HFCs sẽ xảy ra nhanh hơn so hình dung của mọi người và nhanh hơn so với thỏa thuận", giám đốc UNEP nói.

Ông nói, "Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, là nền tảng tốt nhất cho tất cả các thỏa thuận môi trường được thực hiện trong lịch sử."

"Mọi quốc gia đều đã chuyển giao. Bạn sẽ thấy tầng ô-dôn đang quay trở lại. Bây giờ chúng tôi đã quyết định loại bỏ khí gas – một bước đi rất tốt. Bước tiếp theo là làm cho ngành công nghiệp làm mát sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn", ông nói.

Solheim đã ở lại thành phố để thăm sân bay quốc tế Cochin, sân bay hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới.

Nguồn OzoNews