Tin tức / Tin bảo vệ tầng ô - dôn
Chủ đề ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ô-dôn 16-9-2018: "Giữ cho hành tinh luôn mát lành: nỗ lực bảo vệ tầng Ô dôn và khí hậu của chúng ta"
Ngày đăng: 16/07/2018
Nghị định thư Montreal, hiệp ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn, đã giữ cho hành tinh của chúng ta mát mẻ trong nhiều năm qua bằng cách loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, cũng làm nóng lên toàn cầu. Vào ngày 16 tháng 9 năm 2018, Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ô-dôn, Ban Thư ký Nghị định thư kêu gọi các Bên tham gia tổ chức kỷ niệm ngày này với chủ đề: Giữ cho hành tinh luôn mát lành: nỗ lực bảo vệ tầng Ô dôn và khí hậu của chúng ta

“Chủ đề của Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ô-dôn năm nay kêu gi tất cả chúng ta tiếp tục công việc tuân thủ theo Nghị định thư Montreal”, bà Tina Birmpili, thư ký điều hành của Ban thư ký Nghị định thư Montreal nói: Chúng ta có thể tự hào về cách chúng ta bảo vệ tầng ô-dôn và khí hậu, nhưng chúng ta cũng phải tập trung vào nhng gì chúng ta có thể làm để giảm việc nóng lên toàn cầu theo Bản sửa đổi, bổ sung Kigali.

Các Bên tham gia Nghị định thư Montreal và bất kỳ ai muốn làm như vậy, có thể tổ chức các sự kiện để Kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ô-dôn. Chủ đề và khẩu hiệu được để dưới sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc có sẵn trên trang web của Ban Thư ký ô-dôn, cùng với các áp phích miễn phí để sử dụng. Chủ đề này có hai ý nghĩa - rằng công việc bảo vệ tầng ô-dôn của chúng ta cũng bảo vệ khí hậu và Nghị định thư Montreal là một hiệp ước “lạnh”, được minh chứng bằng những thành tựu nổi bật của nó như một hiệp ước quốc tế thành công nhất thế giới.

Nghị định thư Montreal đã được đưa ra cách đây hơn 30 năm phát hiện ra các chất CFC (chlorofluorocarbons) và các chất làm suy giảm tầng ô-dôn khác - được sử dụng trong bình xịt, hệ thống lạnh và nhiều vật dụng khác – đã làm cho tầng ô-dôn bị suy giảm nghiêm trọng gọi là “lỗ thủng ô-dôn”, làm cho các tia cực tím nguy hiểm xâm nhập xuống trái đất.

Theo Nghị định thư Montreal, các quốc gia đã cắt giảm việc sản xuất và sử dụng các chất này, là các khí nhà kính và có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu. Kết quả là đến giữa thế kỷ, tầng ô-dôn hiện đang hồi phục sẽ trở lại mức ở những năm 1980. Khoảng hai triệu trường hợp ung thư da có thể được ngăn chặn mỗi năm vào năm 2030, và trái đất sẽ mát hơn so với hiện tại.

Nghị định thư Montreal sẽ tiếp tục điều chỉnh các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, góp phần vào cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu thông qua Bản sửa đổi, bổ sung Kigali, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. Bản sửa đổi, bổ sung Kigali dự kiến sẽ tránh được tới 0,5°C sự nóng lên toàn cầu vào cuối thế kỷ, song song với việc tiếp tục bảo vệ tầng ô-dôn.

Bản sửa đổi, bổ sung Kigali cho phép Nghị định thư Montreal nhằm mục tiêu giảm sử dụng hydrofluorocacbon (HFCs), chất đang được sử dụng rộng rãi thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. HFCs cũng là loại khí làm trái đất nóng lên. Các quốc gia phê chuẩn Bản sửa đổi, bổ sung Kigali đã cam kết cắt giảm sản xuất và tiêu thụ HFCs hơn 80% trong vòng 30 năm tới và thay thế chúng bằng các phương án thay thế thân thiện với môi trường hơn.Tuy nhiên, trách nhiệm bảo vệ tầng ô-dôn và khí hậu không chỉ là việc riêng của mỗi quốc gia. Các cá nhân có thể góp phần thực hiện một phần bằng cách sử dụng tủ lạnh, máy điều hòa và các thiết bị khác một cách trách nhiệm. Bằng cách sử dụng đúng cách, bảo dưỡng và xử lý các thiết bị này, bạn có thể giảm thiểu việc sử dụng năng lượng, tránh phát thải và tiết kiệm tiền.

Nguồn OzoNews, tháng 6/2018