Tin tức / Tin hoạt động các địa phương
Bắc Kạn tổ chức triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
Ngày đăng: 08/09/2017
Nhận thức được những tác động to lớn của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên thiên nhiên, cuộc sống con người và sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Ngay từ khi mới tách tỉnh và khi Nhà nước ban hành các chủ trương chính sách về BĐKH, tỉnh Bắc Kạn đã quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp các cơ quan chuyên môn tổ chức triển khai thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả. Đến nay, Bắc Kạn là một trong những tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

 Tác động của Biến đổi khí hậu đối với Bắc Kạn

 

Bắc Kạn với vị trí và vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ sinh thái đầu nguồn, với địa hình đồi núi có độ dốc lớn, địa hình bị chia cắt mạnh nên tỉnh Bắc Kạn là khu vực khá nhạy cảm với những hệ quả gây ra bởi biến đổi khí hậu như: lũ lụt, lũ quét, khô hạn, cháy rừng, sạt lở, xói mòn, suy giảm đa dạng sinh học và phá hủy hệ sinh thái v.v...Bắc Kạn đang chịu nhiều ảnh hưởng do biến đổi khí hậu toàn cầu. Đất đai bị rửa trôi, bào mòn, bạc màu, khô hạn, xói lở v.v... ngày càng tăng; nhiệt độ không khí tăng cao, hạn hán bất thường, lũ lụt không theo quyluật; nhiều dịch bệnh mới hình thành đã đedọa đời sống và hoạt động của người dân trong tỉnh.

 

Bên cạnh đó, các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lởđ ất, dịch bệnh... đã tác động không nhỏ tới mọi mặt của đời sống của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kan. Những ảnh hưởng này cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa sẽ đặt Bắc Kạn trước một thách thức rất nghiêm trọng.

Bắc Kạn xác định các giải pháp, kế hoạch ứng phó  hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu

Trước nguy cơ ảnh hưởng và cảnh báo về biến đổi khí hậu, tỉnh Bắc Kạn xác định cần phải có các giải pháp, kế hoạch ứng phó  hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu. Xác định vấn đề biến đổi khí hậu vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài, phức tạp và liên quan đến tất cả các ngành, các địa phương. Vì thế, tại Quyết định số 799 /QĐ-UBND ngày 24  tháng 5  năm 2012 về việc Ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020 đã nêu rất rõ: Để thực hiện được mục tiêu ứng phó và giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với tỉnh, việc xây dựng các giải pháp, kế hoạch và công tác chỉ đạo thực hiện cần được nghiên cứu, trao đổi ở tất cả các cấp, các khu vực, các lĩnh vực (tài nguyên nước, đất, môi trường, các hệ sinh thái...) và trong tất cả các ngành, quan trọng nhất là năng lượng, giao thông, công nghiệp, nông lâm nghiệp, thủy sản, du lịch, tài nguyên và môi trường. Để làm tốt công tác ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu đối với tỉnh Bắc Kạn, ngoài việc nghiên cứu, xác định rõ, sâu hơn các tác động của biến đổi khí hậu, xây dựng và nhanh chóng ban hành các chương trình, giải pháp, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, Bắc Kạn còn tổ chức lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu vào trong quá trình quản lý, kế hoạch hóa trong các chính sách phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

 

Sau khi Kế hoạch được lập và phê duyệt, UBND tỉnh đã có Quyết đinh thành lập ban chỉ đạo và tổ chuyên môn giúp việc thực hiện kế hoạch hành động. Ban chỉ đạo và Tổ chuyên môn có thành phần lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành và địa phương trong tỉnh. Ban chỉ đạo đã ban hành quy chế làm việc và phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên. Hàng năm đều có báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về BĐKH được quan tâm thực hiện, hàng năm đều phối hợp với các cơ quan: Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Hội nước sạch tỉnh Bắc Kan, Đại học Nông Lâm Thái nguyên...mở cáclớp tập huấn cho các đối tượng từ cán bộ lãnh đạo đến chuyên viên, các sở, ngành. Đặc biệt, SởTài nguyên và Môi trường tỉnh đã ký thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên thực hiện dự án người dân tộc thiểu số ứng phó với biến đổi khí hậu, để tranh thủ nguồn vốn tổ chức các đợt tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, tuyên truyền và chia sẻ các nội dung của kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, xác định các biện pháp thích ứng cho đối tượng người dân tộc tại các vùng dựán triển khai. Phối hợp nghiên cứu thực hiện các mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu có sử dụng kiến thức bản địa của người dân tộc thiểu số. Để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập, duy trì, ổn định cuộc sống và thích ứng với bối cảnh BĐKH.

 

Trong giai đoạn năm 2013 –2015 theo văn bản thoả thuận hợp tác (MOU), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông Lâm nghiệp miền núi (ADC) trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh Bắc Kạn  cùng với chính quyền, cộng đồng người dân địa phương hai xã dựán Thanh Vận và Mai Lạp, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn xây dựng một số mô hình thích ứng với BĐKH có sử dụng KTBĐ dựa vào cộng đồng như: Mô hình ngô xen đậu xanh thích ứng hạn (trên đất lúa một vụ); Mô hình gừng, cây dược liệu xen chuối tây trên đất dốc với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam. Ngoài ra còn một số mô hình mà Trung tâm ADC phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi Trường Bắc Kạn đồng triển khai thực hiện như: Mô hình phát triển cây khoai tây thích ứng rét; Mô hình chăn nuôi thích ứng rét; Mô hình cây Dong riềng chống chịu hạn trên đất lúa một vụ. Kết quả đã xây dựng cuốn tài liệu kỹ thuật “Tài liệu hướng dẫn xác định Kiến thức bản địa và ứng dụng Kiến thức bản địa trong ứng phó với Biến đổi khí hậu”. Tài liệu này cho thấy rõ hơn về vai trò và giá trị của KTBĐ đối với cộng đồng người DTTS trong ứng phó với BĐKH và coi đó là một trong những biện pháp ứng phó với BĐKH của người dân tộc thiểu số. Qua kết quả của dự án, sở và trung tâm ADC đã tổ chức hội nghị chia sẻ kết quả dự án cho tất cả các huyện thị trong tỉnh, Tổchức làm việc với các sở ngành để đề xuất kết quả dự án trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương từ xã, huyện, tỉnh. Với định hướng xây dựng và thực hiện các dự án Cơ chế phát triển sạch – CDM, tỉnh Bắc Kạn đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia các dự án CDM. Trong đó tập trung nghiên cứu và đề xuất tham gia CDM trong các lĩnh vực có tiềm năng của tỉnh Bắc Kạn như: sản xuất năng lượng (các công trình thủy điện), xử lý rác thải, trồng rừng, khoáng sản. Hiện nay có 01 đơn vị Công ty cổ phần điện lực dầu khí Bắc Kan tham gia dự án theo cơ chế phát triển sạch với tổng lượng CER dự kiến của dự án là 7365 tấn CO2 tương đương.

CTTĐT

Nguồn: Monre

Các tin khác