Tin tức / Tin khoa học công nghệ
Khoa học và Công nghệ phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu
Ngày đăng: 23/06/2016
Sau quá trình phối hợp với các Bộ, ngành và các nhà khoa học thực hiện nhiệm vụ rà soát, bước đầu đã xác định được danh mục 51 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đề tài, dự án và đã được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

 Chương trình KH&CN giai đoạn 2012 - 2015

Bộ KH&CN đã rà soát hoạt động của Chương trình KH&CN phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2015 (Chương trình KH&CN cấp nhà nước về BĐKH) để xác định các kết quả có thể áp dụng và định hướng áp dụng các công nghệ thân thiện với khí hậu, giảm nhẹ phát thải KNK ở Việt Nam; rà soát các hoạt động của các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN trong lĩnh vực BĐKH để xác định các kết quả có thể áp dụng. Sau quá trình phối hợp với các Bộ, ngành và các nhà khoa học thực hiện nhiệm vụ rà soát, bước đầu đã xác định được danh mục 51 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đề tài, dự án và đã được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

Chương trình "KH&CN phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH" được Bộ trưởng Bộ KH&CN phê duyệt tại Quyết định số 2630/QĐ-BKHCN. Năm 2013 đã tổ chức thực hiện 33 đề tài nghiên cứu được phê duyệt từ năm 2011 và năm 2012 và tiếp tục phê duyệt 16 đề tài nghiên cứu để tổ chức thực hiện từ năm 2014. Các đề tài này được tập trung, định hướng vào các nội dung chính của BĐKH: (1) Nghiên cứu cơ sở khoa học (NCCSKH) xây dựng cơ sở dữ liệu về BĐKH và tác động của BĐKH với một số ngành, lĩnh vực dễ bị tổn thương:  NCCSKH và đề xuất quy hoạch, thiết kế và tăng cường hệ thống giám sát về khí hậu, BĐKH và tác động của BĐKH đến TN&M và một số ngành lĩnh vực dễ chịu tác động; xây dựng cơ sở dữ liệu về BĐKH và tác động của BĐKH. (2) Nghiên cứu bản chất khoa học của BĐKH, đánh giá thực trạng mức độ BĐKH ở Việt Nam: Nghiên cứu bản chất khoa học của các hiện tượng BĐKH; nghiên cứu thực trạng dao động khí hậu và các biểu hiện BĐKH ở Việt Nam; NCCSKH và thực tiễn phục vụ việc xây dựng các kịch bản BĐKH cho Việt Nam. (3) NCCSKH cho việc đánh giá tác động của BĐKH, tính dễ tổn thương do BĐKH và các giải pháp thích ứng với BĐKH: NCCSKH đánh giá tác động của BĐKH, tính dễ tổn thương đến các HST, đa dạng sinh học làm cơ sở cho việc xác định các giải pháp thích ứng; NCCSKH đánh giá tác động của BĐKH, tính dễ tổn thương của hệ thống kinh tế-xã hội và phát triển xã hội làm cơ sở cho xác định các giải pháp thích ứng; nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH, tính dễ tổn thương và cơ sở khoa học xác định các giải pháp thích ứng đối với các vùng, miền lãnh thổ. (4) Nghiên cứu cơ chế chính sách, định hướng công nghệ để giảm nhẹ BĐKH (cụ thể làm giảm nhẹ phát thải KNK), tận dụng các cơ hội để phát triển hướng tới nền kinh tế ít các-bon phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. (5) NCCSKH để tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành, địa phương.

Kết quả thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học là căn cứ quan trọng để các bộ, ngành, địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động của mình ứng phó với BĐKH.

Xây dựng các kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam


Trong đó khuyến nghị các bộ, ngành và địa phương sử dụng kịch bản trung bình làm định hướng ban đầu để đánh giá tác động của BĐKH đến từng lĩnh vực và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH. Kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam đã được cập nhật và công bố với những điểm mới.

Kịch bản BĐKH và NBD đã được xem xét xây dựng trên cả cơ sở khoa học và điều kiện thực tiễn. Trong đó, các phân tích, tính toán bằng các mô hình khí hậu, phần mềm thống kê, phương pháp luận được lựa chọn, xây dựng chuyên biệt cho Việt Nam và khu vực lân cận. Các kết quả đã cố gắng bước đầu phản ánh được tính đặc thù của các vùng khí hậu cũng như các vùng biển của Việt Nam; Các kịch bản nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng chi tiết cho các khu vực nhỏ của Việt Nam (theo các ô lưới với kích thước 25 x 25 km), đáp ứng được phần nào yêu cầu đánh giá tác động của BĐKH đối với từng khu vực, địa phương. Các yếu tố cực trị như nhiệt độ cao nhất, thấp nhất, mưa lớn cũng như khô hạn cũng đã được tính toán nhằm phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế của các ngành. Các kịch bản NBD được xác định với mực nước trung bình và mực nước cực đại (kết hợp với triều cường và một số yếu tố thủy lực khác) với mức độ chi tiết đến từng vùng biển, các tỉnh ven biển.

 

Trên cơ sở Kịch bản BĐKH, NBD đã được công bố, mô hình số độ cao độ chính xác cao phục vụ công tác nghiên cứu, rà soát và xây dựng các kế hoạch, quy hoạch phát triển KT-XH trong điều kiện BĐKH và NBD ở Việt Nam đã được triển khai xây dựng. Đến nay đã thực hiện xong 2 hạng mục (Xây dựng lưới độ cao hạng II phục vụ xây dựng mô hình số độ cao độ chính xác cao khu vực tỉnh Cà Mau và Xây dựng lưới độ cao hạng II phục vụ mô hình số độ cao độ chính xác cao khu vực tỉnh Bến Tre). Đã tiến hành bay quét lidar (Lidar (đọc là Lai-đa) là chữ viết tắt của Laser Imaging, Detection, and Ranging. Theo giải thích của Cơ quan khí tượng thủy văn Mỹ, Lidar có thể phát ra tối đa 200.000 xung laser trong mỗi giây. Một bộ lidar cơ bản bao gồm một máy phát laser, một máy scan, một bộ thu nhận GPS được tùy biến. Máy bay và trực thăng là hai loại phương tiện có thể dùng lidar để quét một diện tích rộng. Có hai loại lidar: topographic và bathymetric. Lidar Topographic sử dụng các laser có màu cận với hồng ngoại để vẽ bản đồ mặt đất, trong khi Lidar Bathymetric sử dụng laser xanh lá có khả năng xuyên qua nước để đo tầng đáy biển cũng như lòng sôn) kết hợp chụp ảnh số và xây dựng mô hình số độ cao độ chính xác cao cả 3 khu vực (Khu vực đồng bằng Bắc Bộ và tỉnh Quảng Ninh phục vụ công tác nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH, NBD: 2.625 km2 tương đương 2.100 mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000; Khu vực các tỉnh ven biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ phục vụ công tác nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH, NBD: 1.521km2 tương đương 1.217 mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000; Khu vực các tỉnh Nam Bộ phục vụ công tác nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH, NBD: 828 km2 tương đương 663 mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000). Bộ TN&MT triển khai thực hiện xây dựng Atlas khí hậu và BĐKH Việt Nam từ nguồn kinh phí Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH

CTTĐT

Nguồn: Monre
Các tin khác