Tin tức / Tin hoạt động các địa phương
Chuyên gia hiến kế chống sạt lở
Ngày đăng: 17/10/2017
Theo thống kê của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, từ năm 2000 đến năm 2015, cả nước ghi nhận trên 150 đợt lũ quét, sạt lở, làm chết và mất tích hơn 646 người, hơn 9.700 ngôi nhà bị hư hỏng, nhiều công trình dân sinh, giao thông, thủy lợi bị hư hại, thiệt hại kinh tế ước tính 3300 tỷ đồng.

 Để phòng chống sạt lở, trượt đất, TS Đinh Văn Tiến – Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tại - cho rằng, việc cần làm là xây dựng cơ sở dữ liệu về trượt đất và đặc điểm trượt đất của những vùng cụ thể. Với những khu vực được dự báo là nhạy cảm, cần có thiết bị quan trắc để từ các chỉ số thống kê. Bản đồ này phải xây dựng cho từng xã, từng địa phương với những khu vực thường xuyên xảy ra để từ đó đưa ra được cảnh báo về nguy cơ kịp thời đến người dân.

Đồng quan điểm, theo TS Nguyễn Đức Mạnh - ĐH Giao thông vận tải cần có những nghiên cứu cụ thể để xử lý kịp thời đúng thời điểm là cách tiết kiệm nhất.

Không đồng tình, PGS-TS Đỗ Đức Minh - ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) - cho rằng: Ngay cả ở Nhật Bản – quốc gia hàng đầu về sạt trượt cũng không thể cảnh báo chính xác 100% sạt lở. Trong vụ ngập lụt cách đây vài năm ở Hiroshima, dù đã có cảnh báo sạt trượt nhưng người dân không tin vì vài lần trước đó cảnh báo đã sai”.  Do vậy, theo PGS-TS Đỗ Đức Minh, việc cảnh báo không chỉ nên phụ thuộc vào hệ thống mà còn cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà khoa học, nhà quản lý và người dân.

PV

Nguồn: Monre

Các tin khác