Tin tức / Tin hoạt động các địa phương
ĐÀM PHÁN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ngày đăng: 15/09/2013
Tổng hợp một số quan điểm, thông tin mới nhất về Hội nghị Biến đổi Khí hậu COP 18 tại DOHA

Các nghiên cứu mới nhất cũng cho thấy rằng băng ở 2 cực tan chảy đã làm tăng mực nước biển thêm 11mm trong 2 thập kỷ qua. Ngoài ra, băng ở Bắc Cực đang tan với tốc độ chưa có tiền lệ trong năm 2012.

 

-         Các nhà quan sát nói rằng các cuộc đàm phán ở Doha đang rơi vào bế tắc, một phần do sự bất đồng trong Liên minh châu Âu (EU) về việc liệu các nước thành viên của khối có được phép giữ lại định mức về lượng khí thải xả ra bầu khí quyển mà họ vẫn chưa sử dụng tới, hay hủy bỏ hoàn toàn định mức này.

 

-         Định mức khí thải chưa được sử dụng tới, ước tính lên tới 13 tỷ tấn cho các nước trong nhóm EU, được phân bổ trong giai đoạn đầu của Nghị định thư Kyoto và nó sẽ hết hạn trong ngày 31/12 tới đây.

 

-         Thành viên EU là Ba Lan và một số nước khác nói rằng định mức này phải tiếp tục được chuyển vào giai đoạn 2 của Nghị định thư Kyoto, điều không được các nước đang phát triển và các nước chịu rủi ro do biến đổi khí hậu mang lại chấp nhận.

 

-         Các cuộc thương lượng đang lâm vào thế bí vì những yêu cầu của các nước nghèo hơn xin được trợ giúp tài chính để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

 

-         Các nước đang phát triển yêu cầu các quốc gia công nghiệp hóa thực hiện các cam kết theo hiệp định Kyoto là giảm thiểu lượng khí carbonic và các loại khí có hiệu ứng nhà kính khác, và đưa ra các biện pháp mới hạn chế khí thải nhiều hơn lên bàn thảo luận.

 

-         Các quốc gia đang phát triển, đứng đầu là Trung Quốc, cũng nhấn mạnh rằng các nước giàu có cung cấp thêm viện trợ cho các nước nghèo hơn để giúp họ ứng phó với các ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu, trong đó có hiện tượng mực nước biển dâng cao và các cơn bão có cường độ mạnh hơn.

 

-         Ông Tim Gore là một cố vấn về chính sách biến đổi khí hậu (thuộc Tổ chức Oxfam Quốc tế, một liên đoàn các tổ chức làm việc về các vấn đề công lý xã hội) ca ngợi các nỗ lực của Anh quốc, Ðức và Thụy Ðiển tăng viện trợ về khí hậu và ông hy vọng các nước khác cũng theo gương.

 

-         Những nước tiếp tục giữ im lặng, như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và thậm chí cả Australia.

 

-         Các nước nghèo cần có ngân quỹ để giúp họ xoay qua sử dụng các nguồn năng luợng sạch sẽ hơn và điều chỉnh cho phù hợp với một thế giới ấm nóng hơn.

 

-         Mức tài trợ công cộng mà các nước đã phát triển cung cấp cho các nước nghèo để chống với tình trạng biến đổi khí hậu tăng thêm vào năm tới, và tiếp tục tăng mỗi năm cho đến khi chúng tôi đạt mức 100 tỷ đôla trước năm 2020, 100 tỷ đôla mỗi năm trước năm 2020.”

 

-         Tại các cuộc họp của Liên Hiệp Quốc bàn về khí hậu vào năm 2009, các đại biểu đã đồng ý tiền sẽ được đưa vào một Quỹ Khí hậu Xanh. Theo ông Gore, cho đến nay những nước đóng vai trò quan trọng nhất – như Hoa Kỳ và Liên Hiệp châu Âu – vẫn chưa giải quyết chính xác cách thức họ sẽ cung cấp khoản tiền mà họ hứa.

 

-         Một nhà thương thuyết của Hoa Kỳ ở Doha nói chính quyền của ông Obama tiếp tục ủng hộ tài trợ về khí hậu.

 

-         Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hôm qua cho biết ông dự tính triệu tập một cuộc họp cấp cao vào năm 2014 nhắm mục đích đẩy mạnh các nỗ lực quốc tế trì trệ để chống lại với tình trạng biến đổi khí hậu.

 

 

 

Quan điểm của Việt Nam

 

1. Thời kỳ cam kết lần thứ hai của Nghị định thư Kyoto phải được thông qua và phê chuẩn, đảm bảo quá trình chuyển đổi hiệu quả giữa thời kỳ cam kết lần thứ nhất và lần thứ hai. Tất cả các Bên cần đẩy mạnh các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngay từ bây giờ và tăng cường tham vọng giảm nhẹ để đạt được mục tiêu giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn dầu không tăng quá 2oC vào cuối thế kỷ này.

 

2. Các nguồn tài chính mới, bao gồm các cơ chế, tổ chức và hoạt động điều phối các nguồn tài chính, phải được cam kết và thực hiện ở giai đoạn sau năm 2012; trong đó Quỹ Thích ứng và Quỹ khí hậu xanh cần có đầy đủ các nguồn tài chính và đi vào hoạt động nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ một cách cân bằng.

 

3. Các nước phát triển cần phải thực hiện các cơ chế và biện pháp chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực trong giai đoạn sau năm 2012 theo các phương thức hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu theo Điều 4 của Công ước.

 

4. Các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quốc gia (NAMA) của các nước đang phát triển cần phải là những hành động tự nguyện và được thực hiện trong bối cảnh phát triển bền vững và thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Những hành động này cần được hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và xây dựng năng lực từ các nước phát triển.

Dũng Nguyễn (Tổng hợp)

Các tin khác